You are currently viewing Thủ tục pháp lý cho người việt kiểu mua nhà tại việt nam từ ngày 1-7-2024

Thủ tục pháp lý cho người việt kiểu mua nhà tại việt nam từ ngày 1-7-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1-1-2025. Đáng chú ý, trong Luật Đất đai hiện hành có phân biệt quyền tiếp cận đất đai giữa ‘cá nhân trong nước’ với ‘người Việt Nam định cư ở nước ngoài’.

Tuy nhiên, ở Luật Đất đai (sửa đổi) khi quy định về người sử dụng đất được bổ sung thêm nhóm gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam (hay còn gọi là Việt kiều).

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước.

Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền chung của người sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ cá nhân sử dụng đất; quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất gồm cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam được bình đẳng, ngang nhau.

  1. Đối tượng áp dụng: Luật Đất đai sửa đổi 2024 mở rộng đối tượng áp dụng:
    a. Từ người VN định cư ở nước ngoài (vẫn có quốc tịch VN) → mở rộng gồm cả người gốc VN định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch VN, nhưng chứng minh được nguồn gốc VN – 3 đời).
    b. Chỉ cần là “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”: Tất cả các tổ chức có yếu tố vốn nước ngoài đều có thể mua nhà tại Việt Nam, không quy định cụ thể như luật cũ.
  2. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất gồm cá nhân trong nước và người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN được bình đẳng, ngang nhau:
    a. Các quyền và Nghĩa vụ chung
    b. Các quyền sở hữu, chuyển nhượng: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê/cho thuê, thuê/cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, thế chấp, góp vốn bằng quyền SDĐ;
    c. Quyền phát triển và kinh doanh: Được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các DA BĐS để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ đã có hạ tầng kỹ thuật → Được phát triển tất cả các loại hình BĐS (BĐS nhà ở/đất nền, BĐS thương mai, BĐS công nghiệp).
  3. Điều kiện bắt buộc để người gốc VN được quyền sử dụng đất ở, và sở hữu nhà ở
    a. Phải được phép “nhập cảnh vào VN”.
    b. Thủ tục, giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.
  4. Thủ tục cấp giấy xác nhận là người gốc Việt:
    a. Thành phần hồ sơ:
    • Giấy tờ nhân thân: CMND, Căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế,…
    • Giấy tờ chứng minh từng có quốc tịch VN hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch VN.
    • Trường hợp không có các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể nộp bản sao một hoặc nhiều giấy tờ sau:
    1. Về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30/4/1975
    2. Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911-1956.
    3. Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người VN ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc VN.
    4. Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch VN, trong đó xác nhận người đó có gốc VN.
    5. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch VN hoặc quốc tịch gốc VN.
    b. Hình thức nộp: Trực tiếp hoặc bưu chính tại:
    • Nước ngoài: cơ quan đại diện VN tại nước ngoài, UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài.
    • Trong nước: Bộ Ngoại giao hoặc Sở tư pháp.
Theo R&D Vinhomes, Tháng 4-2024

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều. Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang “chảy” mạnh, người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng lên hằng năm. (Theo Tuổi trẻ)

vinHouse

.